Bao nhiêu trong số bố mẹ gặp phải tình huống con đang ăn lại chạy đi lấy đổ chơi (không chịu ngồi yên để ăn)?
Bao nhiêu trong số bố mẹ muốn dạy con học tráo thẻ mà con không thể ngồi yên (giật thẻ, ném thẻ hay chạy đi chỗ khác)?
Bao nhiêu trong số bố mẹ có con đang chơi trò chơi này lại ngay lập tức muốn đổi chơi sang trò khác (nhanh chán)?
Bao nhiêu trong số bố mẹ nếu không thúc giục thì con không thể hoàn thành được hoạt động đang làm?
Bao nhiêu trong số bố mẹ có con không chú ý vào lời bố mẹ nói, có khi vừa nói xong con lại quên?
Trên đây là những tình huống mất tập trung điển hình của trẻ 0-6 tuổi. Việc mất tập trung không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng học tập mà còn ảnh hưởng đến phương pháp làm việc của trẻ sau này. Điều này khiến bố mẹ rất lo lắng và tìm mọi cách giúp con tập trung hơn. Tuy nhiên, việc hướng dẫn con tập trung học hay làm việc dường như rất khó. Nhiều bố mẹ còn quát tháo, trừng phạt trẻ với mong muốn con tập trung hơn cho việc làm của mình…nhưng trẻ dường như vẫn không cải thiện được.
Vậy làm thế nào để con chú ý, tự giác và tập trung với việc mình làm? Hay làm sao để con hoàn thành công việc nhanh chóng, hiệu quả mà không phân tâm sang việc khác? Đó là những trăn trở mà tất cả các ông bố bà mẹ có con trong độ tuổi 0-6 đang tìm kiếm câu trả lời.
Trước tiên, chúng ta cần biết khả năng tập trung của trẻ ở mỗi độ tuổi như thế nào?
Mỗi độ tuổi khác nhau có khả năng tập trung khác nhau.
– Trẻ 0-3 tuổi: thời gian tập trung cho 1 hoạt động chỉ dưới 3 phút.
Cha mẹ có thể thấy con vừa khóc vừa đòi trò chơi này nhưng chỉ cần đánh lạc hướng sang 1 đồ chơi khác thì có thể ngay lập tức nín và có thể chơi 1 đồ chơi mới và cứ lặp đi lặp lại như vậy. Điều này dựa trên cơ chế đặc trưng của não bộ vì thời kỳ này con tư duy trực quan, sinh động, tức là con cần nhìn hoặc chạm vào. Khi đó não bộ thỏa mãn và ngay lập tức cần 1 kích thích mới mẻ hơn. Do vậy biểu hiện của thời kỳ này là bố mẹ dạy con thì con hay chạy đi chơi chỗ khác, không chú ý vào hoạt động của bố mẹ hoặc chỉ chú ý một tẹo xong là chạy ra với đồ chơi khác. Vậy bố mẹ muốn các con tập trung thì bố mẹ hãy học cách chơi cùng con, dành toàn tâm toàn ý vào 30p 1 ngày chơi với con, lắng nghe con, nhắc lại câu của con, đáp lại con với tâm trí và năng lượng cao nhất. Hãy chơi đúng giờ, có góc chơi riêng, luôn lặp đi lặp lại, luôn mỉm cười và hứng thú với con. Chẳng may con có chơi không theo ý mẹ thì vẫn mỉm cười và chơi theo cách của con. Hãy luôn cài vào tiềm thức của con những câu yêu thương, những câu tin tưởng.
– Trẻ 3-6 tuổi: 3-4 tuổi: thời gian tập trung tối đa 8p,
4-5 tuổi: dưới 15p,
5-6 tuổi: 20-25p,
Đây là giai đoạn não bộ đánh dấu sự phát triển vượt bậc (về khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ). Lúc này sự chú ý có chủ động tăng cao nên nhiều khi con chỉ tập trung vào những thứ con thích và sẽ phản ứng mạnh nếu như con bị ép làm những việc mà các con ko thích. Nguyên nhân là do đại não của mỗi con người đều có từng thời kỳ hoạt động và nó có những trạng thái hưng phấn rất ngắn ngủi. Thời kỳ hưng phấn với đại não của trẻ chỉ tồn tại trong mười mấy phút là quá nhiều. Nó cũng chính là cơ chế sinh tồn của bộ não vì nếu bộ não cho đứa trẻ dưới 6 tuổi có cường độ tập trung tốt hoặc tập trung cao trong khoảng thời gian dài thì rất ảnh hưởng đến sự vận hành và hấp thu trong các giai đoạn tiếp theo
Vậy nguyên nhân nào gây mất tập trung ở trẻ?
1. Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là một trong những nguyên nhân có tầm ảnh hưởng lớn đến việc gây mất tập trung ở trẻ.
Đó có thể là việc tạo cho con những thói quen mất tập trung từ khi con còn rất nhỏ như: không tạo thói quen ăn cho con (địa điểm cụ thể, giới hạn thời gian, cách thức ăn; con có quá nhiều sự phân tán (tivi, đò chơi,..). Cha mẹ không biết rằng chính những việc làm đó đang vô tình rèn luyện cho trẻ sự thiếu tập trung không cần thiết. Phương pháp giáo dục này khiến trẻ hình thành thói quen không tập trung làm một việc từ đầu đến cuối và càng lớn sẽ càng khó cải thiện.
Hoặc có thể là áp lực của mọi người xung quanh đối với vấn đề em bé đang làm
Thực tế nhiều bố mẹ thể hiện mong muốn việc con phải có điểm cao, điểm thấp sẽ bị ăn đòn. Điều này làm bé nghĩ đến việc phải học bài, phải có điểm cao tự nhiên em bé từ chối việc học đó luôn. Có thể bố mẹ ko thể hiện ra nhưng vẫn ảnh hưởng lên con bằng việc thể hiện qua những câu nói (VD: có làm được cái gì đâu, học dốt lắm, suốt ngày điểm kém thôi, lười học lắm,…) nhiều đến nỗi trẻ bị ám ảnh bởi những việc đó. Do vậy tự nghĩ mình như thế và dẫn đến không muốn học, không tập trung học.
2. Nguyên nhân liên quan đến sức khoẻ của con
Con bị ốm, mệt hoặc stress, căng thẳng (VD: hôm nay tự dưng bạn ko chơi với mình nữa -> là 1 nỗi buồn không thể tập trung học tập)
Những cảm xúc của trẻ đôi khi cũng nhạy cảm hoặc đơn giản bị đổ cốc nước, bị mẹ mắng -> tự dưng ko hào hứng với việc học…
Thiếu ngủ cũng dẫn đến nhiều vấn đề không phải chỉ là tập trung, có thể là cáu gắt và chắc chắn ko thể học tốt
3. Sử dụng các thiết bị công nghệ
Một số cha mẹ thường xuyên để bé sử dụng các thiết bị công nghệ như: iPad, smartphone…mà không giới hạn thời gian dùng. Con xem càng nhiểu, khả năng tập trung càng ngắn, làm giảm khả năng phát triển của não bộ, khiến trẻ tiếp nhận thông tin thụ động và dễ bị xao nhãng.
4. Nguyên nhân khác: gen di truyền, yếu tố bệnh tật (liên quan đến vấn đề thần kinh, thuộc nhóm đặc biệt). Trường hợp này muốn đánh giá cần quan sát kỹ, đôi khi cần đưa trẻ đi khám chuyên khoa để đánh giá con có rơi vào tình trạng tăng động giảm chú ý hay ko?
Vậy làm thế nào để con tập trung hơn?
1. Không áp lực, ko kiểm tra thường xuyên, ko bắt trẻ phải học theo cách ba mẹ muốn mà hãy đưa ra cách làm phù hợp với các con, vừa sức với các con, những cái đưa ra không được quá khó, cũng không quá dễ để các con nhàm chán, đủ sự hứng thú bằng cách quan sát kỹ xem trẻ hạnh phúc nhất khi nào? Học được nhiều nhất khi nào? Vì bé chỉ học được khi hứng thú. Ko hứng thú thì học ko hiệu quả, học chỉ để đối phó
Bố mẹ sâu thẳm đều có kỳ vọng với con, mục tiêu với con của mình. Nhưng việc chúng ta thể hiện cái áp lực đó đối với con như thế nào cho đúng? Có người muốn con thành công vượt trội, có người muốn con hạnh phúc, con khoẻ mạnh, có những người muốn con sau này sẽ là những người tốt,.. Đó là những mục tiêu xa của chúng ta nhưng khi chúng ta bổ những mục tiêu này về làm mục tiêu nhỏ, mục tiêu trong vòng năm nay, 2 năm nay rồi 3 năm, 5 năm thì chúng ta có cái mục tiêu ko khớp với mục tiêu xa đấy. Nếu mong muốn con làm người thành công, mong muốn con là người có tầm ảnh hưởng đối với mọi người xung quanh thì chúng ta phải nuôi dưỡng sự tự tin, lòng đam mê, sự hăng say học tập, sự yêu thích khám phá bởi vì kiến thức là vô tận, con học trong nhà trường làm sao có thể hết các kiến thức đó mà có thể mang những kiến thức đó ra bên ngoài để có thể chia sẻ, thành công ngay được. Cho nên phải đến từ việc bé chủ động học tập chứ ko đến từ việc trang bị cho con được bao nhiêu thì con thành công bấy nhiêu. Cái việc đó là việc làm em bé thụ động nhiều hơn là chủ động vì mất đi sự tự tin.
2. Đảm bảo sức khoẻ cho các con
Con không thể tập trung học nếu con ốm hoặc mệt. Khi đó bố mẹ cần cân nhắc việc cho con học như nào cho hợp lý.
3. Giảm bớt thời lượng xem ti vi, điện thoại, ipad
Trong thời buổi 4.0 làm sao có thể tách con khỏi điện thoại trong khi bố mẹ vẫn phải làm việc với điện thoại, máy tính? Vậy hãy giúp trẻ tiếp xúc đúng cách với các thiết bị điện tử, dẫn dắt con sử dụng các thiết bị một cách thông minh thay vì bị nó điều khiển?
Ví dụ thay vì cho con sờ vào điện thoại chỉ để xem youtube có thể hướng dẫn con chụp ảnh, tự bấm số điện thoại gọi người thân, có thể cân nhắc nhưng phải giới hạn về thời gian cho các con. Cần chú ý thời gian cho con xem các thiết bị điện tử phải phù hợp với lứa tuổi.
4. Trừ khi cảm thấy em bé của mình quá khác so với bình thường thì nên đưa đi khám trước khi kết luận em bé mắc bệnh gì đó hoặc thử các cách khác nhau xem em bé có thay đổi hay ko, nếu ko mới đưa đi khám.
5. Giảm kỳ vọng, hiểu đúng năng lực của trẻ, tạo cho trẻ hứng thú và say mê
Tóm lại: Chơi với trẻ từ 0-6 tuổi là cách để dạy cho các con sự tập trung (hay nói cách khác chính là để con học trong lúc chơi).
Chúc các bố mẹ có những phút giây chơi với con hiệu quả nhất!!!
Nguồn: Tổng hợp (FB: Oanh Phạm)